Friday, March 4, 2016

MỘT LỜI CUỐI CHO NHAU

                                            

    
  Nếu nếu ngày mai ấy chúng mình xa nhau
Em xin muôn kiếp yêu anh mà thô!
 
Hai câu này trong bản nhạc vừa gửi đi cho anh.Hôm này ngày cuối tuần, mau như bong bóng bay!
Nhưng em lại sợ, vì bong bóng mau vỡ quá, mà em chỉ muốn giữ lại hoài những kỷ niệm, dù ít ỏi cũng vẫn qúi với em.
Em nghe lại bài thơ lộng nhạc hoa pensée cho em, có cảm tưởng bài thơ này không phải của chính mình,vì những cánh hoa và nhạc làm những câu thơ sống động, ví dụ:
Hoa pensée anh lang thang Bầu Vá
Hoa cúc vàng anh nôn nức qua sông! 
   Em nhìn ra  cảnh anh đang vội vã băng qua cầu Trường Tiền để gặp em một sáng nào đó trong kỷ niệm ! Em nhớ một khuôn mặt, khuôn mặt anh mười chín tuổi! dễ thương, thư sinh, tóc chải gọn gàng, trong bộ áo chemise trắng quần xanh đậm . Anh luôn luôn có nụ cười dịu ấm , giọng nói dịu dàng trầm thật trầm làm người nghe thấy lòng mình gợn lên những nỗi vui không tên.
Anh đưa em đi qua Lò Rèn, rẽ về An Cựu, ngang cung An Địn , anh hỏi em nhà cũ em đâu để đi ngang nhìn, ngôi nhà đã đổi chủ từ lâu, từ ngày mẹ em bớt bịnh, ba bán căn nhà nhiều kỷ niệm tuổi thơ em để về lại Bàu Vá ở với ông bà.

Trước nhà, giàn hoa tím ngày xưa mẹ trồng, từng chùm hoa treo lòng thòng, mỗi lần có gió thổi, vẫn đong đưa qua lại làm mấy chú  ong bầu và bướm đủ màu tức giận vì không đậu được trên cánh, yên tĩnh để hút nhụy mà phải lượn lên lượn xuống theo hoa.
Cũng không còn con chó Guga của em ngày xưa nữa, mà giờ chỉ còn con chó caniche nhỏ xíu chạy ra sủa, thứ chó của mấy bà nhà giàu dễ ghét anh hay thường nói !
Tay trong tay, mình lang thang qua dòng chúa Cứu Thế, đi mãi qua những nhà của mấy người Pháp ở hồi xưa, mỗi lần đi học về, em với mấy đứa bạn hay lượm mấy trái sấu xanh tròn và sần sùi như những trái chanh còn bé.
Em hay kể anh nghe tụi em hay nhảy rào vô trường bằng cửa sau, nhiều bữa bà giám thị thấy được là phải chẩu nhanh đề khỏi đi phạt.
Em nhìn anh , anh hỏi:
_Sao em nhìn anh ? bộ mặt anh dính lọ nghẹ hả?
_Không, tại em thích nhìn, thế thôi!
Tay  anh bóp chặt bàn tay em, chiều cảm xúc. Cái nắm tay thật chặt của anh làm em hiểu là anh "existe " thật chứ không phải em đang nằm mơ.
Và em cũng không hiểu anh đã chọn và yêu em từ lúc nào?
Có phải từ hôm em bị mắc mưa, đứng trước cổng trường, quần áo ướt và lạnh, em đứng run lập cập; một tay xoắn lấy vạt áo một tay ôm cặp sách ngang ngực để chắn gíó; thì anh và mấy người bạn anh đi ngang, anh đang nói chuyện, đi thẳng vài bước, tự dưng anh quay lưng lại, thấy em, anh chạy vội lại hỏi:
-Uả, em không có áo mưa ?
Em dạ, vì đáng lẽ người nhà đến đón nhưng chưa thấy .
Anh hỏi nhà em ở đâu,  để đưa em về, anh cởi áo mưa che cho em.
Anh đưa em về đến ngõ, hai đưá cùng ướt như chuột lột,  em cũng quên thẹn thùng vì lạnh quá, vả lại sau đó nghĩ lại ; ồ, mình còn nhỏ quá, anh ấy đâu thèm để ý!
Nhưng từ đó; bao nhiêu bận đưa về khá, bao nhiêu bài thơ hay anh đã đưa tay và tiếp nối là những ánh mắt dịu hiền của anh đọng trên mặt em. Và em nghĩ :
-Dù ngày sau có ra sao, em vẫn là của riêng anh.!!
............................
Sàigòn, bao nhiêu năm sau.
Hôm nay chiều thứ bảy, nắng Sàigòn rực rỡ, kèn xe cộ ầm vang cả phố xá . Thiên hạ đưa nhau đi mua sắm, thiên hạ đi bát phố, đám trẻ chưng diện đủ màu sắc; mặt mày vui tươi, những nụ hôn vội bên lề đường nhưng kín đáo. 
  Lần đầu tiên từ bao nhiêu năm Hạnh trở lại quê hương, cái gì cũng khác, đường phố mang tên lạ, không khí ngạt thở cuả đủ thứ xe, xe hơi, xe gắn má, xe hàng, xe đạp làm Hạnh khó chịu, Hạnh bảo bạn
- Nga à, hay đi chỗ khác đi, mới về hôm qua vừa mệt vừa bị khác giờ giấc Hạnh chịu không nổi .
-Nhưng mày muốn đi đâu ?chiều thứ bảy không lẽ trả mày lại khách sạn ? Thôi hay mình đi ăn đi, tối nay anh Lộc đi làm ra, hẹn đến đón tụi mình đưa đi nghe nhạc sô đó, coi cho biết, tuy mày ở ngọai quốc về nhưng tao thấy mày ù lì quá !
Hai đưá dắt nhau vào tiệm phở 2000 góc chợ Bến Thành . Ăn xong, trả tiền, Nga bốc điện thoại gọi chồng . Lộc đến đúng giờ, Lộc hỏi Nga :
-Em định đưa Hạnh đi đâu  nghe nhạc tối nay ?
- Đến Blue Ginger đi anh, em sẽ giới thiệu cho Hạnh bạn anh, anh chàng ca sĩ có tật lại có giọng hát làm lịm lòng người và tiếng đàn vĩ cầm xé tim  người nghe.
Phòng trà Blue Ginger nằm phiá sau nhà ga cũ, gần đường Hàm Nghi. Phòng trà tuy nhỏ nhưng ấm cúng, giàn nhạc chơi những bản nhạc tiền chiến êm dịu trong lúc đợi ca sĩ đến.
Hạnh nhìn quanh, thiên hạ vào đây là những người có máu nghệ sĩ, có tai nghe nhạc chứ không phải đám người đến các vũ trường để uống rượu, đấu láo, tán gái hay nhảy đầm.
Lâu lắm rồi, Hạnh không được gặp lại không khí dịu dàng của phòng trà ngày xưa ở Sàigòn. Thật ra, ngày đó Hạnh còn trẻ quá để bố mẹ cho Hạnh đi đêm, dù với bạn, nếu không có vài thứ bảy bố cho Hạnh theo Bích đi nghe concert nhạc cổ điển, hay vài lần ngoại lệ, anh chị con cô Hạnh đến xin bố mẹ cho Hạnh đi phòng trà hay theo anh chị đi đánh billard; uống nước.
Tiếng Lộc cắt đứt quãng suy tư Hạnh
- Hạnh muốn uống gì? hay ăn kem nhé. Kem ở đây ngon lắm.
- Gì cũng được anh !
Trở lại hiện tại; Hạnh nhìn Nga và chồng tay trong tay, âu yếm; lòng Hạnh chùng lại:
Bây giờ anh đang ở đâu ? có còn nghĩ đến Hạnh không? Mà nếu anh không còn nhớ, em cũng không có quyền hờn giận anh mà. Anh có gia đình, còn em vẫn lông bông như ngày xưa.
Tuổi mười chín của anh và tuổi trăng tròn của em xa lăng lắc. Mùa Hạ đầu tiên nào anh gặp em giữa cơn mưa bên cổng trường; anh đưa em về, rồi anh thương em, cho đến hè cuối em đi học xa tuy không phai mờ trong tim và lần em gặp lại anh tình cờ bên trời Mỹ thật ngắn ngủi đã làm cho "hòn đá tên Hạnh "( bạn bè, những người theo đuổi Hạnh vẫn gọi Hạnh như vậy ) tan thành nước, nhưng dòng sông đó vẫn trôi đi theo ngày tháng, vì Hạnh không muốn tìm cơ hội để gặp lại anh, vì sợ gặp lại; Hạnh sẽ không còn can đảm trở lại sống đời bình thường mọi ngày, mà Hạnh , Hạnh cũng không muốn cái nỗi đau vật vã đó đeo đuổi Hạnh hoài. mặc dù Hạnh biết cho đến ngày Hạnh chết, hình bóng anh vẫn thấp thoáng quanh tim mình.
Blue Ginger 11h đêm.
Phòng trà gần như đầy người, lấp loáng dưới những ánh đèn màu xanh tím trên sân khấu và mờ mờ của gian phòng, tiếng hát cuả người ca sĩ bạn Lộc thật thu hút lòng người nghe, tiếng vĩ cầm anh ta đưa Hạnh vào một thế giới vô hình nào đó. Hạnh quên mất mọi người xung quanh, Hạnh quên luôn hai người bạn. Tiếng hát và bản nhạc đưa Hạnh về 5 năm trước ở thành phố không mưa, chỉ có nắng vàng, nỗi nhớ người xưa lại vùng dậy, không cho Hạnh kịp thì giờ ngăn chặn lại
Một bàn tay người lạ đặt lên vai Hạnh /
-Hanh ?
Tiếng nói quá quen thuộc, Hạnh quay lại, sững sờ!
-Anh !Chỉ thốt được tiếng " anh , giọng Hạnh tắt nghẽn, cả người Hạnh run lên trong cơn sốt bất chợt.
- Uả, Văn về Saigon từ hồi nào ? Sao không gọi cho moa ?
- Moa trở về VN đã hơn hai năm nay rồi !
- Vậy gia đình cậu đâu ? có về chung không ?
..................
Hạnh không nghe anh trả lời, anh bắt qua chuyện khác với Lộc.Hạnh im lặng, nhìn anh.
Lộc giới thiệu Văn với Hạnh:
- Đây là anh Văn, bạn đồng nghiệp của anh ngày xưa, học cùng trường, ăn cùng mâm, ở cùng phòng chỉ có không ngủ cùng giường thôi; Lộc đùa.
Lộc tiếp :
_Văn và Hạnh có quen nhau ?
- Quen lâu rồi, từ ngày xưa ở Huế! Văn kể chuyện Văn quen Hạnh như thế nào, Hạnh chớp mắt, cảm động, yên lặng nghe chuyện xưa.
Nga bấm tay Hạnh, hất hàm, như muốn hỏi:
-À! ra thế, hèn chi cô mãi ở giá đến giờ ?
Hạnh khe khẽ gật đầu, ngón tay Hạnh bấm lại tay Nga.
- Văn quay sang:
- Còn Hạnh ? Sao lại ngẫu nhiên đến thế?
- Dạ, em vừa mới về Sàigòn hôm qua, ở chơi đến cuối tháng vì chỉ có 4 tuẩn lễ phép mà thôi.
Hạnh nhìn Văn. Anh hiểu dù em không hỏi!
-Anh trở về Huế đã hơn 2 năm, Huế thích hợp với con người của anh hơn.
Văn nhìn Lộc:
- Moa hiện đang làm việc ở Huế, moa mới vào Sàigòn mấy ngày nay thăm mấy thằng bạn cũ cũng vừa về chơi, moa thích Huế, đi làm ngày hai buổi, không khí còn trong lành và không nhộn nhịp như Sàigòn, chỉ hơi buồn vì kỷ niệm còn đầy quá, nói với Lộc nhưng mắt anh lại nhìn em. Như vậy anh cũng như em bây giờ? cô đơn ?
Văn ơi,  anh cứ để như vậy đi, cứ để Hạnh xa anh như ngày xưa đến bây giờ nghe. Đề cho sông Hương vẫn trôi lặng lẽ, để cho gió qua Trường Tiền đếm đủ mười hai nhịp, để cho anh còn nhớ hai vạt áo em bay mà anh có lần đã nói
:-Hạnh nhìn kià, hai vạt áo em đang hôn nhau .Đề cho rừng sim còn trái chín và núi Ngự vẫn còn thân cây thông già anh đã khắc hai chữ VH đan nhau.
Anh cứ ở đó đi, sẽ có ngày Hạnh trở về lại Huế, thăm anh, nhưng còn cây soan cũ nhà Nội người mua đã chặt mất, anh sẽ tìm đâu ra cho em chùm hoa tím nữa hả anh ?
Còn anh ? Em thấy anh khác nhiều, tóc anh bạc hẳn, tay run run ? hay vì anh quá xúc động ?, liệu ngày em về lại Huế lần sau anh còn nắm nổi chiếc khăn tay lau mắt cho Hạnh không hả anh ?
Lộc biết ý, đứng dậy rủ Nga đi ra cửa đốt thuốc hút cho Hạnh và Văn thoải mái.
-Bao giờ Hạnh về lại bên ấy ? Anh còn gặp lại Hạnh không ?
- Dạ không, vì mai sáng Hạnh đi Tàu với chị Nga hai tuần, sau đó em đi Phú Quốc với gia đình cho đến ngày về.
-???
- Thôi anh, Nắng vàng chỗ anh ở đã làm Hạnh xơ xác một lần rồi, quá đủ rồi anh.
Nếu còn duyên Hạnh và anh sẽ còn gặp lại. Tối nay gặp lại nhau, cũng là duyên số đó anh.
Anh biết không, từ muà Hạ cuối Hạnh đi học xa anh, Hạnh đã hứa với mình là Hạnh vẫn của anh mãi mãi, đù đời này hay cả luôn mai sau ,nay Hạnh vẫn giữ lời hứa đó.
-Văn  ơi, anh đưa em ra cửa chào anh Lộc và Nga, em sẽ lấy taxi về làm vali để mai anh Lộc dưa Nga và em  ra sân bay sớm.
Văn nắm tay Hạnh, Hạnh đẻ yên tay mình trong tay Văn
- Hạnh, cho anh hôn lên tóc em một lần cuối nhé, được không em, mai em đi rồi, và anh sẽ trở lại Huế sống với kỷ niệm còn ngun ngút lửa thương nhớ, biết đâu mình không còn có dịp gặp nhau lần nữa? Nhé Hạnh.
 Hạnh giụi đầu trên vai Văn, anh ôm chầm lấy Hạnh, giữ Hạnh trong vòng tay anh một lúc thật lâu, anh và Hạnh quên mất không gian và thời gian... có tiếng xe Honda chạy đến, Hạnh như bừng tỉnh cơn mơ đẹp, nhìn Văn, cười buồn.
- Thôi em đi nhé. Từ biệt anh.
  Trời đêm Sàigòn, ít người hơn, không khí bớt ngột ngạt như ban chiều, trên cao, sao đêm vẫn lấp lánh, chỉ có những ngọn đèn đường vàng hơi mờ sương, hay tại mắt Văn nhòa ..bóng Hạnh xa dần, xa dần, ....................
 
đht
 
viết cho tình sử muà tháng chín
 
http://ngotrucdonghuong.blogspot.com/

No comments:

Post a Comment