( Tiếp theo Giọt Nước Mắt Biết Đau) )
Trên chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ chở dân tị nạn chúng tôi bây giờ bớt người, vì đến đảo Subic Bay, có khu trục hạm khác đang đậu chờ để chia bớt số dân di tản chia làm hai ra, dân trên tàu chúng tôi thấy tàu kia tản bớt còn ít người nên ùn ùn xuống bớt tàu nầy qua bên tàu kia. Họ không biết là chiến hạm này sẽ đi Canada hay Úc thì tôi không rõ lắm.
Thấy
bớt được người, Hậu bảo anh bạn lính, Uyên và tôi cứ ở lại đây vì Hậu bảo tàu
này chắc sẽ qua thẳng đảo Guam.
Tôi
mở ngoặc nói về người Mỹ một chút, những ngày trên tàu, hầu hết lính Mỹ đối với đám dân tị nạn chúng tôi rất tốt, chúng tôi mỗi
ngày vẫn nhận được 3 bữa ăn có cơm chỉ khổ là họ không biết biết nấu kiểu Việt
Nam, nhiều nước quá nên cơm nhảo, nhưng dù sao khi đói ăn gì vẫn thấy ngon, đồ
ăn toàn là đồ hộp như thịt hộp...các cháu bé thì được phát thêm sữa bột
Mỹ...Tôi cám ơn những người Mỹ đã đón nhận chúng tôi với nỗi thông cảm sâu sắc tình
người.
Vì bớt người nên chúng
tôi không còn nằm như cá mòi sắp lớp nữa, Hậu tìm được cho bọn con gái chúng tôi
một chỗ trên boong, thoải mái. Những
người lính Mỹ đem cho chúng tôi mỗi người một tấm
nệm bằng cao su,một tấm mền.vừa
ấm cũng vừa êm nên cũng đỡ khổ cho tấm
lưng gầy, mấy hôm nay bị cong vì nằm hụt chỗ.
Đêm nay, đêm bình yên đầu tiên tôi nhìn thấy trăng, bao ngày lênh đênh trên biển, sự
lo âu và đau buồn vì cớ cái chuyện rời bỏ quê hương đang bị dày xéo bỡi chế độ khắc nghiệt độc tài sau chiến tranh. Nhớ cái chết thảm thương tội nghiệp của Vân, tôi
như người ngồi trên lửa và mắt tôi như mù đi. Đêm nay ngồi ôm cho bé Nam ngủ, tôi ngồi cạnh Hậu, Sang – anh lính chưa quen và Uyên, tôi chợt thấy
trên nền trời đêm xanh trong, có mặt trăng và những ngôi sao lấp lánh, chợt tôi
nhớ đến 4 câu thơ của người lính không biết tên đọc cho tôi nghe lúc anh nằm
cạnh, anh vuốt tóc tôi âu yếm:
giữa
khuya tay gối đợi chờ
em
đi vào giấc mơ đời lênh đênh
trăng
vào xiêm áo nhẹ tênh
oằn
thân ngà ngọc cong vênh cội nguồn....
mắt
tôi chợt ướt, tôi lắc đầu cho quên đi kỷ niệm, vì giờ này đâu còn là lúc để nhớ
mà chỉ lo ngay ngáy ngày mai mình và con sẽ ra sao và tương lai sẽ đi về đâu...
Lênh đênh trên biển như
vậy, sau 11 ngày, thì chiến hạm đến hải phận của đảo Guam. Trước khi cho chúng
tôi sang những chiếc tàu nhỏ của tuần dương hạm để vào
đảo, họ phát cho chúng tôi ít quần áo, các người đàn ông mỗi người một chiếc sơ
mi chim cò kiểu người Phi Luật Tân .
Bỗng tôi nghe có tiếng
thét từ trên boong cao, tôi đưa cháu Nam cho Uyên, đưa mắt tìm Hậu nhưng không
thấy, tôi chạy vội leo lên boong, thấy Hậu và một nhóm người đang nhìn
xuống biển, tôi vội vàng chạy đến tìm Hậu, đưa mắt hỏi. Chỉ nghe Hậu thở dài và
đám người kia phần nhiều là quân nhân VNCH, mặt họ thật buồn.
Hậu kễ cho tôi nghe câu chuyện từ đâu có tiếng thét nhói tim người nghe lúc nãy: Lúc mọi người được phát chi cho quần áo, chiếc áo sơ mi chim cò kiểu Phi Luật Tân vẫn mặc. Như mọi người quân nhân khác, Hậu cầm chiếc áo trong tay, tần ngàn không biết nên cổi bộ quân phục đang bận trên người để thay, chợt Hậu thấy đằng xa một anh quân nhân cầm trên tay chiếc áo, vẻ mặt như đang nghĩ ngợi một điều gì quan trọng, có lẽ anh ta đang đối diện với một sự thật tàn nhẫn không thể chối bỏ hay quên được: Đó là danh dự tổ quốc, lý tưởng của người làm trai đã hy sinh cả cuộc đời, tuổi trẻ, gia đình để bảo vệ miền đất tự do của anh đã mất hết. Trong một khắc ngắn, như đã quyết định, anh leo lên bờ boong tàu, lao mình xuống biển mà sóng đã nuốt chửng mất hút thân anh trong biển mênh mông trong lúc Hậu chưa kịp làm một cử chỉ gì để giữ anh lại! Vậy là bao nhiêu chí lớn trong một khắc ngắn đã chìm theo những bọt sóng vô tình....Hậu nắm tay tôi, ngậm ngùi cho hoàn cảnh của những người cầm súng không giữ được quê hương ! Hậu nghĩ trong đầu, khi cầm chiếc áo chim cò anh vừa nhận được, anh cảm thấy lòng anh rất thẹn, thẹn vì anh thấy mình thật bất lực, anh là một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà, trong tay anh cầm súng cùng với anh em chiến hữucố chiến đấu đến phút cuối cùng, vậy mà không làm tròn được sứ mạng của người trai lúc quê hương đang gặp nguy biến, không ngăn chận được kẽ thù, anh cũng đã nghĩ đến chỉ có cái chết mới có thể xin tạ lỗi cùng quê hương, nên anh rất hiểu tâm trạng người quân nhân vừa đã nhảy xuống biển tự vẫn vừa rồi.
Hậu kễ cho tôi nghe câu chuyện từ đâu có tiếng thét nhói tim người nghe lúc nãy: Lúc mọi người được phát chi cho quần áo, chiếc áo sơ mi chim cò kiểu Phi Luật Tân vẫn mặc. Như mọi người quân nhân khác, Hậu cầm chiếc áo trong tay, tần ngàn không biết nên cổi bộ quân phục đang bận trên người để thay, chợt Hậu thấy đằng xa một anh quân nhân cầm trên tay chiếc áo, vẻ mặt như đang nghĩ ngợi một điều gì quan trọng, có lẽ anh ta đang đối diện với một sự thật tàn nhẫn không thể chối bỏ hay quên được: Đó là danh dự tổ quốc, lý tưởng của người làm trai đã hy sinh cả cuộc đời, tuổi trẻ, gia đình để bảo vệ miền đất tự do của anh đã mất hết. Trong một khắc ngắn, như đã quyết định, anh leo lên bờ boong tàu, lao mình xuống biển mà sóng đã nuốt chửng mất hút thân anh trong biển mênh mông trong lúc Hậu chưa kịp làm một cử chỉ gì để giữ anh lại! Vậy là bao nhiêu chí lớn trong một khắc ngắn đã chìm theo những bọt sóng vô tình....Hậu nắm tay tôi, ngậm ngùi cho hoàn cảnh của những người cầm súng không giữ được quê hương ! Hậu nghĩ trong đầu, khi cầm chiếc áo chim cò anh vừa nhận được, anh cảm thấy lòng anh rất thẹn, thẹn vì anh thấy mình thật bất lực, anh là một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà, trong tay anh cầm súng cùng với anh em chiến hữucố chiến đấu đến phút cuối cùng, vậy mà không làm tròn được sứ mạng của người trai lúc quê hương đang gặp nguy biến, không ngăn chận được kẽ thù, anh cũng đã nghĩ đến chỉ có cái chết mới có thể xin tạ lỗi cùng quê hương, nên anh rất hiểu tâm trạng người quân nhân vừa đã nhảy xuống biển tự vẫn vừa rồi.
Tôi nhìn Hậu, thấy sự xót xa trong mắt Hậu, tôi vội bấu chặt lấy cánh tay Hậu:
-Hậu,
Hậu đừng làm vậy, đã không có ích gì mà còn làm cho Vân dưới suối vàng
buồn thêm, và còn những người còn sống, đồng bạn Hậu, mẹ con chị còn cần
đến Hậu.
Vào
đến đảo, chúng tôi cũng được đón tiếp đàng hoàng. Mỗi gia đình được chia cho
một căn lều vải . Chúng tôi là những người gần như đầu tiên đến đảo, được đối
đãi rất tốt. Mỗi ngày nhận được 3 khẩu phần. Cuộc sống trên đảo cũng tạm qua
ngày trong lúc chờ đợi Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc quyết định cho tương lai của những
người di tản.
Trên đảo có một văn phòng đại diện Liên Hiệp Quốc, họ cần những người biết tiếng Pháp, tiếng Anh để làm thông dịch viên. Hậu và tôi tình nguyện vào làm vì chúng tôi nói thạo 3 thứ tiếng.
Sau đó thấy Hậu độc thân, họ hỏi anh muốn đi đâu và có thân nhân ở đâu, Hậu bảo anh đã liên lạc được với vợ chồng em gái anh ở Mỹ và chịu bảo trợ cho anh, và anh đã được đồng ý cho đi Hoa Kỳ. Sau đó đến tôi, thấy tôi thạo tiếng Anh, và có con nhỏ, họ bảo tôi được quyền ưu tiên chọn xứ, và sau đó do sự bảo trợ của nhà thờ, họ tìm được cho tôi một gia đình hai vợ chồng người Mỹ cao tuổi đang cần một người giúp việc nhà, họ liên lạc với gia đình này và tôi được nhận.
Cuộc đời mẹ con tôi đến một ngã rẽ may mắn, nhiều khi nghĩ lại, tôi cũng tự hỏi có phải tôi đẻ bọc điều không, hay định mệnh do Trời Phật xếp đặt.
Ông bà Mỹ đối với mẹ con tôi như người nhà. Ngoài những giờ làm việc, bà chủ cho tôi theo học lớp tiếng Anh cho người ngoại quốc, vì dù tôi thạo tiếng Anh, nhưng ở Mỹ họ nói mau quá khó nghe vì nuốt chữ. Và vì chợ búa, món ăn tôi chưa thạo việc lắm, chỉ có cái vui là ông bà rất thích đồ ăn Việt nên mê những món tôi nấu.
Ở đây có nhiều hội từ thiện các nhà thờ, thường cho mẹ con tôi quần áo …có mặc rồi nhưng chưa cũ lắm, cháu Nam thì ban ngày được đi mẫu giáo, tóm lại, cuộc đời tôi không đến nổi nổi trôi lắm nếu hai ông bà Mỹ không mất đi. Từ đó, tôi lại phải lo tìm việc khác để làm nuôi con.
Trên đảo có một văn phòng đại diện Liên Hiệp Quốc, họ cần những người biết tiếng Pháp, tiếng Anh để làm thông dịch viên. Hậu và tôi tình nguyện vào làm vì chúng tôi nói thạo 3 thứ tiếng.
Sau đó thấy Hậu độc thân, họ hỏi anh muốn đi đâu và có thân nhân ở đâu, Hậu bảo anh đã liên lạc được với vợ chồng em gái anh ở Mỹ và chịu bảo trợ cho anh, và anh đã được đồng ý cho đi Hoa Kỳ. Sau đó đến tôi, thấy tôi thạo tiếng Anh, và có con nhỏ, họ bảo tôi được quyền ưu tiên chọn xứ, và sau đó do sự bảo trợ của nhà thờ, họ tìm được cho tôi một gia đình hai vợ chồng người Mỹ cao tuổi đang cần một người giúp việc nhà, họ liên lạc với gia đình này và tôi được nhận.
Cuộc đời mẹ con tôi đến một ngã rẽ may mắn, nhiều khi nghĩ lại, tôi cũng tự hỏi có phải tôi đẻ bọc điều không, hay định mệnh do Trời Phật xếp đặt.
Ông bà Mỹ đối với mẹ con tôi như người nhà. Ngoài những giờ làm việc, bà chủ cho tôi theo học lớp tiếng Anh cho người ngoại quốc, vì dù tôi thạo tiếng Anh, nhưng ở Mỹ họ nói mau quá khó nghe vì nuốt chữ. Và vì chợ búa, món ăn tôi chưa thạo việc lắm, chỉ có cái vui là ông bà rất thích đồ ăn Việt nên mê những món tôi nấu.
Ở đây có nhiều hội từ thiện các nhà thờ, thường cho mẹ con tôi quần áo …có mặc rồi nhưng chưa cũ lắm, cháu Nam thì ban ngày được đi mẫu giáo, tóm lại, cuộc đời tôi không đến nổi nổi trôi lắm nếu hai ông bà Mỹ không mất đi. Từ đó, tôi lại phải lo tìm việc khác để làm nuôi con.
Tôi nhờ nhà thờ tìm cho
tôi chỗ làm, và tôi được nhận vào nấu ăn cho một nhà hàng Việt, với sự dành
giụm, mấy năm sau tôi mua được một căn nhà nhỏ đủ cho mẹ con tôi ở. Tôi tiếp
tục như vậy và nuôi con cho đến lúc nó ra đại học. Bây Giờ Nam đã là một luật
sư . Nó tìm được chỗ làm tốt cùng với một luật sư người Mỹ gốc Việt.
Hiên nay tôi đã ngoài lục tuần. Tôi vẫn sống độc thân nuôi con, dù có rất nhiều người thương và xin cưới tôi. Trong tim tôi, bao giờ cũng chỉ có một hình bóng duy nhất của người lính không biết tên mà tôi vẫn xem anh như chồng mình. Tôi cứ cầu nguyện Trời Phật cho tôi gặp lại anh ấy dù chỉ một lần là đủ mãn nguyện rồi. Nam từ nhỏ vẫn hỏi cha nó đâu, tôi giải thích cho con cha nó là một người lính trước đây của binh chủng Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hoà.
Buổi tối hôm đó, tôi đi dự đám cưới con của bạn, tôi không thể nào ngờ là mình đã gặp lại người xưa. Anh đưa tôi về nhà, tôi mời anh hôm sau đến chơi và để cho anh biết một chuyện mà anh không bao giờ ngờ đến.
Hôm ấy tôi làm một bữa cơm thật giản dị nhưng để hết thương yêu vào những món mà ngày anh đến quán Vân tôi đã tự tay nấu cho anh và nhân thể tôi gọi Nam đến ăn cơm nhưng chưa cho con biết vì sao tôi căn dặn con là phải đến. Hôm nay tôi cũng sửa soạn làm đẹp một chút và nhìn gương, tôi rất tự hào mình vẫn còn những nét xưa.
Nghe chuông cửa reo, tôi vội vàng ra mở cửa, thấy anh ôm trên tay một bó hồng đỏ và chào tôi bằng một nụ cười thật tươi, tôi sững hết một phút, ban ngày nhìn rõ, nụ cười đó của anh vẫn dành cho tôi những ngày ngắn ngủi thương yêu nhau ngày xưa. Anh đưa cho tôi bó hồng, anh bảo có 40 đoá hoa, tôi hỏi tại sao lại 40 đoá hoa?
- Vì đã 40 năm anh chưa gặp lại em. Và mỗi một đoá hồng là một năm tròn anh nhớ em đó em.
Nước mắt tôi ứa ra vì cảm động. Tối qua ở tiệc cưới, anh bảo anh vẫn ở một mình đến bây giờ vì cũng thầm mong ngày nào đó gặp lại tôi.
Tôi mời anh vào nhà, mời anh vào salon, mời anh ngồi ở chiếc ghế bành một chỗ bên tay trái tôi, tôi mở chai champagne, rót vào hai cốc, mời anh uống rượu khai vị. Anh nắm tay bảo tôi ngồi xuống cạnh anh, anh ôm tôi hôn nồng nàn như đêm đầu tiên mới gặp . Qua hết những phút cảm xúc, tôi đứng dậy, đi lại bàn viết, mở hộc tủ lâu nay tôi vẫn khoá, tôi lấy bao thuốc lá Capstan cũ đưa cho anh, anh ngạc nhiên nhìn tôi, tôi ra dấu cho anh mở đi.
Anh cầm bao thuốc, mở ra, anh như khựng lại: trong bao thuốc anh để quên trên bàn khi anh trở về đơn vị, còn y nguyên số tiền lương tháng cuối cùng anh để lại cho tôi, tấm ảnh cũ của anh và bài thơ anh viết vội tặng tôi trước khi anh lên đường. Anh lặng người đi mấy phút, xong anh kéo tôi lại, dang tay ôm trọn tôi trong vòng tay anh.
- Sao em lại để dành số tiền này vậy?
- Vì đó thuộc về những kỷ niệm ít oi anh để lại cho em trước khi anh đi.
- Anh bao em nếu em cần thì tiêu, không thì ngày gặp lại, em trả lại anh cũng được
- ???
- Vì em không phải cần đến số tiền đó nên...
Ngay lúc ấy, cửa nhà mở, cháu Nam bước vào, thấy anh, nó khựng lại một giây, xong bước lại gần, đứng cụp hai chân với nhau và đưa tay phải lên trán chào anh theo kiểu nhà binh.Thấy anh bỡ ngỡ, Nam lên tiếng trước:
- Con chào Ba, rồi đến gần hôn anh trên má.
Anh ngạc nhiên nhìn Nam rồi nhìn tôi, tôi chưa kịp lên tiếng thì Nam đã dành nói:
- Thưa, con biết là Ba, vì khi con vừa bước vào phòng khách, thấy Ba ngồi trên chiếc ghế mà Mẹ con không mời ai ngồi trên ấy, kễ cả bạn bè của Mẹ hay ngay cả chú Hậu,vì Mẹ con vẫn nói với con là người đàn ông nào bước vào nhà và được Mẹ con mời ngồi vào chiếc ghế này sẽ là cha của con mà thôi, vì vậy mà con biết là Ba.
Anh nhìn tôi, tôi hiểu ra, tôi nói :
Hiên nay tôi đã ngoài lục tuần. Tôi vẫn sống độc thân nuôi con, dù có rất nhiều người thương và xin cưới tôi. Trong tim tôi, bao giờ cũng chỉ có một hình bóng duy nhất của người lính không biết tên mà tôi vẫn xem anh như chồng mình. Tôi cứ cầu nguyện Trời Phật cho tôi gặp lại anh ấy dù chỉ một lần là đủ mãn nguyện rồi. Nam từ nhỏ vẫn hỏi cha nó đâu, tôi giải thích cho con cha nó là một người lính trước đây của binh chủng Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hoà.
Buổi tối hôm đó, tôi đi dự đám cưới con của bạn, tôi không thể nào ngờ là mình đã gặp lại người xưa. Anh đưa tôi về nhà, tôi mời anh hôm sau đến chơi và để cho anh biết một chuyện mà anh không bao giờ ngờ đến.
Hôm ấy tôi làm một bữa cơm thật giản dị nhưng để hết thương yêu vào những món mà ngày anh đến quán Vân tôi đã tự tay nấu cho anh và nhân thể tôi gọi Nam đến ăn cơm nhưng chưa cho con biết vì sao tôi căn dặn con là phải đến. Hôm nay tôi cũng sửa soạn làm đẹp một chút và nhìn gương, tôi rất tự hào mình vẫn còn những nét xưa.
Nghe chuông cửa reo, tôi vội vàng ra mở cửa, thấy anh ôm trên tay một bó hồng đỏ và chào tôi bằng một nụ cười thật tươi, tôi sững hết một phút, ban ngày nhìn rõ, nụ cười đó của anh vẫn dành cho tôi những ngày ngắn ngủi thương yêu nhau ngày xưa. Anh đưa cho tôi bó hồng, anh bảo có 40 đoá hoa, tôi hỏi tại sao lại 40 đoá hoa?
- Vì đã 40 năm anh chưa gặp lại em. Và mỗi một đoá hồng là một năm tròn anh nhớ em đó em.
Nước mắt tôi ứa ra vì cảm động. Tối qua ở tiệc cưới, anh bảo anh vẫn ở một mình đến bây giờ vì cũng thầm mong ngày nào đó gặp lại tôi.
Tôi mời anh vào nhà, mời anh vào salon, mời anh ngồi ở chiếc ghế bành một chỗ bên tay trái tôi, tôi mở chai champagne, rót vào hai cốc, mời anh uống rượu khai vị. Anh nắm tay bảo tôi ngồi xuống cạnh anh, anh ôm tôi hôn nồng nàn như đêm đầu tiên mới gặp . Qua hết những phút cảm xúc, tôi đứng dậy, đi lại bàn viết, mở hộc tủ lâu nay tôi vẫn khoá, tôi lấy bao thuốc lá Capstan cũ đưa cho anh, anh ngạc nhiên nhìn tôi, tôi ra dấu cho anh mở đi.
Anh cầm bao thuốc, mở ra, anh như khựng lại: trong bao thuốc anh để quên trên bàn khi anh trở về đơn vị, còn y nguyên số tiền lương tháng cuối cùng anh để lại cho tôi, tấm ảnh cũ của anh và bài thơ anh viết vội tặng tôi trước khi anh lên đường. Anh lặng người đi mấy phút, xong anh kéo tôi lại, dang tay ôm trọn tôi trong vòng tay anh.
- Sao em lại để dành số tiền này vậy?
- Vì đó thuộc về những kỷ niệm ít oi anh để lại cho em trước khi anh đi.
- Anh bao em nếu em cần thì tiêu, không thì ngày gặp lại, em trả lại anh cũng được
- ???
- Vì em không phải cần đến số tiền đó nên...
Ngay lúc ấy, cửa nhà mở, cháu Nam bước vào, thấy anh, nó khựng lại một giây, xong bước lại gần, đứng cụp hai chân với nhau và đưa tay phải lên trán chào anh theo kiểu nhà binh.Thấy anh bỡ ngỡ, Nam lên tiếng trước:
- Con chào Ba, rồi đến gần hôn anh trên má.
Anh ngạc nhiên nhìn Nam rồi nhìn tôi, tôi chưa kịp lên tiếng thì Nam đã dành nói:
- Thưa, con biết là Ba, vì khi con vừa bước vào phòng khách, thấy Ba ngồi trên chiếc ghế mà Mẹ con không mời ai ngồi trên ấy, kễ cả bạn bè của Mẹ hay ngay cả chú Hậu,vì Mẹ con vẫn nói với con là người đàn ông nào bước vào nhà và được Mẹ con mời ngồi vào chiếc ghế này sẽ là cha của con mà thôi, vì vậy mà con biết là Ba.
Anh nhìn tôi, tôi hiểu ra, tôi nói :
- Mấy tháng sau khi anh đi, em đã có thai, và đây là con trai chúng mình đấy anh, con tên là Nam,
Nguyễn Việt Nam, em khai họ mẹ vì không biết anh tên gì và họ gì, anh cười thật
tươi:
- Anh là Cường, Nguyễn Việt Cường.
- Còn em Nguyễn Phúc Trầm Hương
đht
- Anh là Cường, Nguyễn Việt Cường.
- Còn em Nguyễn Phúc Trầm Hương
đht
No comments:
Post a Comment