Thursday, December 9, 2010

CHIỀU CHIỀU LẠI NHỚ CHIỀU CHIỀU...

CHIỀU CHIỀU LẠI NHỚ CHIỀU CHIỀU

(bác sĩ Lê Văn Lân )
Tặng giáo sư Tôn Thất Hanh

Câu ca dao quen thuộc mà phần đông người Việt thường nghe là:
chiều chiều lại nhớ chiều chiều
nhớ ngưòi quân tử khăn điều vắt vai
Nhưng tôi lại nhớ hình như đã đọc đâu đó về chuyện một ông Hoàngxứ Huế như sau :
Trong thời gian ông Hoàng này chưa lên làm vua, chiều chiều ông vẫn thả bộrong chơi qua một xóm nào đó ...Kim Long hay Ngự Viên chẳng hạn... Hình ảnh phong nhã của ông đã làm thổn thức kín đáo nhiều trái tim phụ nữ nên mới có câu hát:
chiều chiều lại nhớ chiều chiều
nhớ người đãy gấm khăn điều vắt vai
Cái khác biệt trong câu trên thì quân tử khăn diều, còn trong câu dưới là đãy gấm khăn điều. Ai nghĩ sao thì nghĩ, chứ riêng tôi thì tôi có đủ lý do dể tin rằng câu Đãy gấm khăn điều đúng hơn, hoặc ít nhất thích hợp hơnvề tập quán trang phục của nam giới ngày xưa: có khăn và túi (hay đãy). Do đó mới có thành nữ về bổn phận phụ nữ đối với chồng là " nâng khăn sửa túi ". Hơn thế chữ "gấm " , chữ điều nhắc người ta liên tưởng đên cách phục sức sang trọng của chàng công tử đất kinh đô .
Bây giờ xin mời qúi bạn đi ngược dòng thời gian khoảng một thế kỷvới chuyện cái túi , cái khăn của người Việt. Nghĩa là vào cái thuở ảnh hưởng của Pháp chưa tác dụng sâu đậm vào văn hoá tập tục ta, tức là còn rất ít người biết đến cái bóp - phơi (porte feuille) và cái khăn mù soa (mouchoir ) là gì. Cái sự dùng bóp phơi và mù soa chỉ xuất hiện sớm nhất tại miền Nam khoảng đầu thế kỷ 20 với các cậu công tử con đại điên chu dùng bóp phơi đựng giấy bạc Đông Dương,, giấy săng (billets de cent piastres), giấy oảnh (billets de vingt piastres). Và cũng ở miến Nam , hồi Tây mới thành lập chế độ thuộc địa, mới có câu ca dao mùi mẫn sau:
Thò tay vô túi bà ba
Rút cái khăn mù soa anh chặm
Đạo vợ chồng ngàn năm không quên
Như vậy là cái túi và cái khăn ngày xưa của ta ra sao ? Cái khăn thì ta có thể tưởng tượng đại khái cũng giống cái khăn rằn quấn cổ bay giờ , chứ còn cái túi thì hình dung thế nào ? may bằng vật liệu gì ?Và nếu tò mò tọc mạch , ta lại thắc mắc thêm là để đựng gì ?
Một cơ duyên hãn hữu đã đến với tôi khi vị thầy cũ của tôi ở trường Khải Định ( Quốc Học Huế) là thầy Tôn Thất Hanh từ Pháp gửi cho tôi một bài viết của tiên phụ thầy, cụ Tôn Thất Quảng, bằng Pháp văn của tập san Đô Thành Hiếu Cổ (bulletin des Amis du Vieux Huế) năm 1915; Tựa đề của bài viết là "les Sachets à Bétels et à Tabac dans le vieux Huế " par Tôn Thất Quảng , Lang Trung au Ministère des Finances ( những túi đựng trầu và thuốc ở Kinh Đô Huế ) do cụ Tôn Thất Quảng giữ chức Lang Trung Bộ Hộ.
Qua bài trên, chúng tôi đã thâu lượm dược nhiều điều lý thú bổ ích . Vào thời cụ Tôn Thất Quảng, ở điện thờ các tiên đế Phụng Tiên *tại hoàng cung còn có trưng bày trong tủ kính cặp túi bằng đoạn ( satin) mà vua Thiệu Trị và Tự Đức đã dùng. Một túi có hình bông sen; còn túi kia có hình lá sen . Những túi này dựng trầu và thuốc gọi là Hà Bao .
Từ chữ hà bao , dân đã nói trại ra là hầu bao , hồ bao . Hai cái hà bao của vua, một cái màu vàng , cái kia màu đỏ, đều được thêu rồng đột chỉ bằng vàng . Theo tác giả bài viết , luật lệ ấn định chặt chẽ về cách dùng hà bao, người sử dụng vi phạm sẽ bị tội tiếm dụng . Hà bao của các quan đại thần thì may bằng gấm , màu sắc cũng thay đổi theo cặp : một cái đỏ, cái kia xanh lục , hoặc một đỏ, một xanh lam; hoặc một đỏ, một đen . Hà bao của các quan thì thêu hoa . Đối với các bậc dưới thì tùy hạng mà hà bao phải theo lệ sau :cả cặp phải đồng một màu , hoặc lục hoặc lam , hoặc đen . Màu vàng vương quyền bị cấm dùng đã đanh , mà đỏ cũng cấm luôn .
Theo sách Hội Điển thì mỗi khi một vị vua mới đăng quang , triều dình có tổ chức yến tiệc trọng thể. Nhân dịp này , nhà vua ban cho hoàng thân quốc thích và các quan đại thần những hà bao và những đồng tiềnvàng hay bạc ( gọi là tiền thưởng ** do chữ thường nói trại theo Vĩnh Bồng )
Phụ nữ ngày xưa cũng mang hà bao để đựng trầu thuốc. Phụ nữ dân dã nhà giàu có thể dùng hà bao bằng lụa, vải nhưng không dược thêu và chỉ có một màu .
Những ông Hoàng bà Chúa xứ Huế xưa thường để hà bao của mình trên những cái khay vuông bằng gỗ. Còn các quan hay thường dângiàu có thì vắt hà bao lên vai . Có người cầm ở tay hoặc đeo ở thắt lưng . Các quan cũng thường đặt hà bao trong những hộp hay tráp sơn, khảm để gia nhâncầm theo hầu cùng với cái ống điếu hút thuốc .
Theo cụ Tôn Thất Quang thì khi cụ viết bài này (1915 ) tục mang hà bao đã không thịnh hành khoảng 30 năm rồi . Cuối bài viết của cụ Lang Trung Tôn Thất Quảng , học giả Léopold Ca dière với tư cách là bình bút của tập san , phụ chú thêm
Theo ông , một linh mục Việt Nam tên Chánh khoảng 70 tuổi kể rằng hồi trẻ đã thấy tập quán đeo túi như sau :
Những túi thường thành cặp, gọi là đại tô hay cặp đại tô ( "đại " nghĩa là cái túi , cái đãy, còn "tô " là gì ? theo tôi , có lẽ cái đãy tơ và cặp đãy tơ vì sách Pháp in chữ Việt xưa có thể sai ! )
Cặp túi này một túi lớn hơn túi kia, đựng những miếng cau chẻ tư và lá trầu , còn tuí nhỏ dựng thuốc hút. Miệng túi được may hai đường cạp đối diện để luồn hai sợi dây gọi là "quay "ngược chiều nhau và thắt múi ở hai đầu, tức là cái giải rút.
Do đó sự mở đóng cái túi rất dễ, bằng cách kéo lại ở đầu nào cũng được. Khi mở túi , người ta chỉ cần luồn ngón tay vào miệng túi để banh ra, những giải rút có đủ màu . Đầu mối giải rút thường thắt tua hay thắt bướm. Những giải rút của cặp túi nối lại với nhau bằng một sợi dây bằng lụa có màu hoặc đỏ, hoặc lục hoặc lam; khổ rộng 3 phân, dài khoảng 40 cm . Chính giữa sợi dây này buộc một cái khăn thường có màu đỏ (khăn điều . Khi đi đuờng, cặp túi này được vắt trên vai , tuí to nằm sau, túi nhỏ nằm trước , còn cái khăn điều thì rũ từ vai đến trước ngực . Đến nhà ai tì cả hai túi đều vắt cả sau lưng với sợi dây nối choàng trèớc cổ nên tấm khăn điều che tèớc ngực trông có vẻ trịnh trọng (giống như ta đeo cà vạt khô mực bây giờ ).
Ông Cadière còn trích dẫn thêm rằng : trong bài A voyage to Cochinchina của John Barrow có hai tấm hình chụp , một là người lính tập Nam Kỳ đeo cái túi trầu ở dây nịt , hình kia chụp những người đàn ông , đàn bà đeo túi trầu bằng cách vắt vai. Chaigneau Đức , vị võ quan Pháp làm quân sư cố vần cho vua Gia Long , tên Việt là Đức, cũng viết hồi ký nhắc lại rằng : khi một người đặc biệt đi qua mặt một ông quan, thì theo phép thông thường , y phải hạ một trong hai cái túi mà y buộc chung lại bằng một sợi lượt đeo vắt trên vai / Chagneau Đức còn viết thêm : Muốn biết một người có chức vị quan quyền không khó , chỉ nhìn họ có đầy tớ theo hầu , cổ chúng đeo những túi trầu của chủ.
Trở về với ca dao câu :
chiều chiều lại nhớ chiều chiều
nhớ người đãygấm khăn điều vắt vai
có sở cứ hơn, lý do :Về tự loại , các danh từ đôi đối cặp nhau
Về tập quán trang phuc cổ thì " khăn điều "không chưa đủ, phải có " đãy " (túi )
về phương diện lễ nghi thì "đãy gấp , khăn điều " là trang phục của một người qúi phái thuộc hoàng tộc . Cho nênnó đến khăn điều mà quên cái túi trầu thuốc thì thật là thiếu sót .
*
Chú thích :
* Điện Phụng Tiên, nơi thờ phụng hương khói các đấng tiên đế;điện này thiết 7 án thờ các đế, hậu từ đời Gia Long đến đời Khải Định , cách bài trí giống như Thế Miếu. Duy có sự khác biệt là chỗ thờ phụng ở đây có tình chất gia đình nên các bà nội cung được phép vào cúng lạy giỗ chạp . Còn ở Thế Miếu là nơi chính thức của quốc gia, phụ nữ không dược vào. Cặp hà bao là những kỷ vật thuộc đời sống riêng tư của các tiên đế.

** Đồng tiền thưởng : như tên gọi , là để vua ban phát , ân thưởng , thường đúc bằng vàng hay bạc , khác những đồng tiền lưu hàng trong dân gian để tiêu dùng gọi là "thông bảo ". Trên những đồng tiền thưởng của vua thường đúc hình bát bửu long vân, nhật nguyệt và đặc biệt có thêm những dòng chữ mang ý nghĩa huấn dụ như Phủ Thọ , Đa Nam ... Dưới triều vua Minh mạng các đồng tiền thưởng được đúc nhiều nhất





No comments:

Post a Comment